Dùng nhiều kẹo cao su trong ngày có ảnh hưởng gì tới răng miệng không? (Chỉnh từ bài viết của bạn Hieu Kent)

1- Lợi ích

Lượng nước bọt lớn tiết ra khi nhai kẹo góp phần khử mùi hôi của hơi thở, nhất là loại kẹo tăng cường chất bạc hà. Tuy nhiên, nếu nhai quá thường xuyên, chất đường trong kẹo dễ đi sâu vào kẽ răng, gây sâu răng.

Động tác nhai kẹo có tác dụng làm mạnh các cơ nhai theo chiều lên xuống hay đưa ngang, chống lại stress, làm dịu tâm trạng nôn nóng, căng thẳng.

Khi đi máy bay hay đi xe xuyên qua đường hầm, 2 tai có cảm giác lùng bùng do mất cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa. Việc nhai kẹo làm vận động vòi Estache ở tai giữa, lặp lại sự cần bằng kể trên. Ngoài ra, động tác này còn làm thông thoáng xoang tai, góp phần vào việc ngăn ngừa viêm tai.

Đối với người béo, việc nhai kẹo giúp họ khuây khỏa và tạm quên đi thói quen ăn vặt.

Một tác dụng mới của kẹo cao su là giúp phục hồi chức năng ruột của những người mới trải qua các ca phẫu thuật ruột vì nhai kẹo cao su giúp kích thích sự tiết nước bọt từ tuyến nước bọt và mật từ gan.

2- Tác hại

Đối với người gầy yếu, thói quen nhai kẹo cao su thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn hấp thu năng lượng của cơ thể, vì động tác này làm tiêu hao năng lượng.

Chất bạc hà trong kẹo có thể làm xáo trộn đường ruột, không có lợi cho người mắc bệnh dạ dày và đường tiêu hóa.

Khi nhai kẹo cao su, ta nuốt vào lượng lớn không khí. Những người hay bị ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng không nên dùng.

Kẹo cao su có thể gây nhiễm trùng răng, lợi, khi mảng thực phẩm còn sót lại bám ở chân răng phát triển, vi khuẩn gây kích ứng và làm lợi bị sưng. Ban đầu, là viêm lợi, tiếp theo một loại bệnh đặc hiệu tiến triển, gọi là bệnh nha chu. Các vi khuẩn đi theo đường viền lợi, tấn công các mô xung quanh răng dẫn đến răng lung lay.
Khi bệnh còn nhẹ người thường không để ý đến, nhưng các triệu chứng cứ tiến triển, như đỏ, sưng,đau lợi, chảy máu chân răng thì đã muộn, rồi bệnh ngày càng trầm trọng như tụt lợi, hơi thở hôi, lâu ngày răng bị sâu, lung lay.

————————–
Bệnh Nha chu
————————–

Việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ của bệnh nha chu, nhất là ở người hút thuốc lá, bị stress, sử dụng thuốc như steroid, bệnh tiểu đường, hay nghiến răng. Dùng kẹo cao su càng phải chú ý khi đang hàn răng. Kẹo cao su có thể làm hỏng (bong) chất liệu hàn và khi đó thủy ngân (trong vật liệu hàn) giải phóng vào đường máu, đường tiết niệu, gây nguy hiểm cho thận,trung khu thần kinh và não.

Khi bị bệnh nha chu, vi khuẩn phân hủy các mô của lợi. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ đi vào đường máu và có thể gây ra viêm các bộ phận khác trong cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy người bị bệnh nha chu gần như tăng gấp hai lần bệnh động mạch vành so với người có răng lợi khỏe mạnh.

Bệnh nha chu có thể làm phức tạp khi mang thai gây tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân. Viêm và độ độc vi khuẩn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến đẻ non. Các chuyên gia nghi ngờ rằng nguy cơ có thể lớn hơn nếu bệnh nặng hơn do ăn kẹo cao su khi mang thai.

——————-
Bonus: 1 clip hay về kẹo cao su :”>
http://www.youtube.com/watch?v=uL_K7xptVlU&feature=player_embedded


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *