Tại sao người Nhật quyết định chậm?

Một trong những điều nản lòng khi các công ty nước ngoài mở rộng kinh doanh ở Nhật Bản là trở ngại trong quá trình ra quyết định chậm của người Nhật. Do xã hội phân tầng nặng nề và xu hướng tránh mạo hiểm bằng bất cứ giá nào, đôi khi người Nhật lại chính là những người quyết định chậm nhất trên thế giới. Vậy nguyên nhân nào giải thích cho việc người Nhật lại chậm chạp trong việc ra quyết định?

Trong khi một số ngành ở Nhật như điện tử, đang chật vật để giữ vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nhiều người ngoài cuộc đang tìm hiểu lý do tại sao Nhật Bản lại không bằng các đối thủ nước ngoài. Một số người thường giải thích bằng những lý do xa xôi, và nhiều người lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp Nhật chậm chạp trong việc ra quyết định.

1. Người Nhật thường có xu hướng tránh rủi ro, mạo hiểm và thách thức.

Người Nhật thường có tâm lý khó chấp nhận cái gì mới. Khi phải quyết định trong công việc, nhiều người Nhật thường muốn tránh xa rủi ro, hay thử thác cho doanh nghiệp. Điều này thường đồng nghĩa với việc trì hoãn việc ra quyết định cho tới khi họ chắc chắn 100% được cấp trên phê duyệt hoặc thông qua.

2. “Cải tổ doanh nghiệp, tốt thôi, nhưng đừng bắt tôi phải thay đổi”

Nhiều người Nhật ủng hộ rất nhiệt liệt sự cải tổ công ty hay doanh nghiệp của mình,… song miễn là điều đó không ảnh hưởng gì tới họ. Bởi vì không một cá nhân nào sẵn sàng chấp nhận cái mới, một kế hoạch nào triển khai một mô hình kinh doanh mới sẽ lại nhanh chóng quay ngược trở lại về tư duy xưa khi mà mọi người đều bác bỏ kế hoạch mới.

3. Chỉ chấp nhận những gì họ biết rất rõ

Phần khó khăn nhất trong việc đưa ra quyết định, bất kể thuộc nền văn hóa nào, chính là trách nhiệm cuối cùng của người quyết định nếu dự án/kế hoạch đó thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn sợ chịu trách nhiệm trong trường hợp dự án đó là một ý tưởng tồi, thì việc làm theo những ý tưởng cũ đã thành công trong quá khứ lại là lựa chọn an toàn hơn cả. Đây là cách mà nhiều người Nhật thường chọn, và cũng là trở ngại khó khăn cho những ý tưởng mới mẻ được triển khai.

4. Học sinh được dạy “ưu tiên giải quyết những vấn đề dễ dàng giải quyết trước.”

Đa số trẻ em ở Nhật được dạy khi làm bài kiểm tra thì giải quyết những câu hỏi dễ nhất trước, sau đó nếu có thời gian, tiếp tục chuyển sang những câu khó hơn. Và khi họ lớn lên cũng áp dụng điều này vào công việc. Trong khi đó, cách người Tây Phương nhìn nhận theo cách ngược lại là xem xét vấn đề nổi cộm nào đáng chú ý cần giải quyết nhất cho công ty về dài hạn, tháo gỡ chúng, sau đó mới quay trở lại giải quyết những vấn đề dễ dàng hơn (tức là những câu ít điểm thì sẽ để sau cùng).

5. Không có giả thuyết “rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao” trong triết lý kinh doanh của họ

Ngoài những tranh luận về đạo đức hành vi, giới tài chính Wall Street sẽ không thu được lợi nhuận cao nếu họ đã không sẵn sàng để chấp nhận rủi ro bất thường. Việc đánh cược vào một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập hay đầu cơ vào sự biến động vào giá cả hàng hóa là cực kỳ rủi ro, nhưng đó chính là khởi nguồn của dòng lợi nhuận nếu bạn quyết định đúng đắn. Các doanh nghiệp nước ngoài thường phàn nàn rằng các doanh nghiệp Nhật Bản thậm chí không sẵn sàng đếm xỉa tới cái tư duy gọi là “rủi ro cao, lợi nhuận cao.”

6. Cấp dưới không có quyền hành gì cả

Các cấp dưới phải liên tục báo cáo với cấp trên từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, dẫn tới việc này có khi phải mất rất nhiều thời gian để có thể đưa ra bất cứ quyết định nào. Với sự phân tầng khá nhiều ở Nhật, nhân viên phải trao đổi, thảo luận tất cả mọi thứ với cấp trên, hoặc sếp của mình, dẫn tới quá trình ra quyết định thường diễn ra rất dài dòng. Điều này mô hình chung có thể ảnh hưởng tới mọi thứ từ các thương vụ kinh doanh mang tầm quốc tế cho tới giải quyết vấn đề phát sinh với gói cước chi trả tại cửa hàng điện thoại (nơi mà nhân viên thường phản hồi tới khách hàng rằng họ không có quyền quyết định và phàn nàn của khách phải được gửi tới các cấp có thẩm quyền cao hơn).

7. Trụ sở chính mới có quyền quyết định cuối cùng

Giống như cách mà các nhân viên cấp dưới phải báo cáo với cấp trên trước khi quyết định, các văn phòng chi nhánh của các doanh nghiệp cũng có rất ít và chẳng có thẩm quyền để tự đưa ra bất kỳ phán quyết nào. Các trụ sở chính mới là người có thẩm quyền quyết định cuối cùng. Và nếu các doanh nghiệp có văn phòng trên toàn cầu, việc thương thảo để phù hợp với múi giờ của Tokyo hoàn toàn sẽ khiến họ bị tụt hậu ở phía sau.

8. Các buổi họp thường có quy mô rất lớn, song không bao giờ thể hiện ý kiến và quan điểm cá nhân

Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thấy khá mơ hồ khi họ chứng kiến truyền thống người Nhật thường tổ chức những buổi họp rất lớn song không ý tưởng mới mẻ nào được đề cập thảo luận. Trong khi đó, ở nước ngoài, các buổi họp đề xuất để thảo luận một kế hoạch kinh doanh mới thường hay triệu tập một nhóm nhân viên quy mô nhỏ để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều phải động não vạch ra ý tưởng của họ. Đối với các doanh nghiệp Nhật, họp hành dường như chỉ là cái cớ để ban quản trị tuyên bố kế hoạch kinh doanh mới mà thôi. Việc họp với quy mô số lượng nhân viên lớn khiến cho mọi người mất can đảm thể hiện hay đề xuất ý tưởng mới.

Dưới đây là một số ý kiến của người Nhật. Rất nhiều người Nhật ủng hộ việc môi trường kinh doanh không chào đón những ý tưởng mới và ra quyết định rất chậm chạp. Nhưng nhiều người lại hoài nghi rằng điều này chẳng mấy chốc sẽ thay đổi.

“Thay đổi hệ thống giáo dục theo cách tư duy mới sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, và việc thực hiện điều đó ở thế hệ của chúng ta ngày nay là hoàn toàn không thể.”

“Chúng tôi nghe rất nhiều lời phê phán này kể từ khi bắt đầu toàn cầu hóa cơ…”

“Nghe sự thật như vậy có phần khó lọt tai, nhưng phải công nhận sự thật thì vẫn là sự thật.”

Bạn có nghĩ rằng những lý do trên hoàn toàn là hợp lý giải thích tại sao các doanh nghiệp Nhật phải chật vật trên thị trường quốc tế hay không?


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *