Ý NGHĨA CỦA CÁC NGHI LỄ CHÍNH TRONG LỄ CƯỚI HỎI Ở VIỆT NAM

Các lễ nghi trong phong tục cưới hỏi ở nước ta rất cầu kỳ, phức tạp và đầy lễ tiết. Nhưng thời gian có qua, xã hội có tiến bộ, dù có giản tiện đến đâu, thì khi tổ chức một lễ cưới, người ta vẫn không thể thiếu ba nghi lễ chính thống cần phải có theo trình tự: lễ ăn hỏi, đón dâu và lại mặt. Để có thể tiến hành được tốt các lễ nghi mà ông bà ta đã truyền lại, thì bạn phải hiểu rõ được ý nghĩa của nó, từ đó mới có thể giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống này.
Ý NGHĨA CỦA CÁC NGHI LỄ
Ý NGHĨA CỦA CÁC NGHI LỄ 

1/ Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi có ý nghĩa rất quan trọng với nhà gái, đây là cách để họ nhà gái thông báo với họ hàng, bà con, xóm giềng rằng con gái của họ đã có chỗ hứa hôn, thể hiện sự tự hào vì con cái họ có đầy đủ tố chất để làm một người vợ, người con dâu và được sự chấp thuận của gia đình nhà trai.
Ý nghĩa của các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi -2
Mặt khác, lễ ăn hỏi còn được xem là một lời đảm bảo, đã “để dành” cho nhau và chuẩn bị tiến đến hôn nhân chính thức, nó chính là tiền đề quan trọng để mở rộng và thắt chặt mối quan hệ giữa hai họ: nhà trai và nhà gái, từ đây trở về sau, thể hiện lòng kính trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của cô dâu và chú rể.Trong dân gian còn có ý kiến cho rằng, nếu như lễ ăn hỏi được tổ chức nghiêm trang, tiến hành một cách tốt đẹp thì theo quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, bạn sẽ được một cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn.
2/ Lễ rước dâu
Lễ rước dâu hay còn gọi là đón dâu là một trong những nghi lễ chính của phong tục cưới hỏi Việt Nam, nó đánh dấu cột mốc trưởng thành của cô dâu, đến lúc phải lấy chồng, theo chồng. Lễ rước dâu có hai nghi lễ nhỏ: lễ xin dâu và lễ gia tiên tại nhà gái.
Ý nghĩa của các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi -3
Ý nghĩa của các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi -4
Lễ xin dâu được tiến hành nhờ vào người có uy tín trong họ hàng nhà trai, đứng ra đại diện mang cơi trầu đến nhà gái để làm lễ xin dâu. Bố mẹ cô dâu sẽ nhận lấy cơi trầu và thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, hành động này ý nói, họ đã chấp nhận gả con gái cho nhà trai.
Lễ gia tiên tại nhà gái được thực hiện sau lễ xin dâu, sau khi nhận cơi trầu và dâng lên tổ tiên, đại diện nhà trai sẽ có vài lời xin phép bố mẹ, người đỡ đầu cô dâu để cô dâu có thể được về nhà chồng. Bên nhà gái cũng có đôi lời phát biểu, và chốt lại bằng lời chấp thuận gả con gái và dặn dò con mình sống mẫu mực khi ở gia đình chồng.
3/ Lại mặt
Sau lễ cưới vài ngày, chú rể sẽ đưa cô dâu về gia đình bên vợ để thăm hỏi bố mẹ ruột. Nghi thức có ý nghĩa là nhắc nhở các cặp đôi về chữ hiếu vẹn toàn cả hai bên: nhà trai và nhà gái. Bên cạnh đó, qua lễ lại mặt, cũng giúp cho cô dâu được thoải mái về tâm lý: vẫn có thể được gặp gỡ bố mẹ, được quan tâm chăm sóc và giữ mối quan hệ gắn bó.
Ý nghĩa của các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi -5
Ý nghĩa của các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi -6
Đó là những nghi lễ chính thức cần phải có khi bạn muốn tổ chức tiệc cưới, đây là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy, thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên, và cầu được sự hạnh phúc, sum vầy trong đời sống hôn nhân sau này.
Bài viết đăng bởi Blog Mc đám cưới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *